Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

SỎI TUYẾN NƯỚC BỌ

2. CÁC THỂ LÂM SÀNG SỎI TUYẾN NƯỚC BỌT

2.1. Sỏi tuyến dưới hàm
2.1.1. Bệnh sử
- Sưng khi ăn, sau đó xẹp xuống, tiết nước bọt nhiều trong miệng, lặp lại thường xuyên.
2.1.2. Triệu chứng
- Tuyến dưới hàm phình to khi ăn.
- Cơn đau nhói xuất hiện đột ngột ở vùng lưỡi và sàn miệng, hết đau khi nước bọt tiết ra thật nhiều.
- Nếu có tình trạng viêm ống tuyến:
- Đau nhức, nuốt khó, cử động lưỡi bị vướng.
- Khối sưng ở sàn miệng dài trước ra sau, sờ nắn có rãnh phân cách với mặt trong xương hàm dưới.
- Lỗ ống Wharton sưng tấy, có mủ thoát ra khi nắn dọc từ sau ra trước.
- Có thể kèm nóng sốt và cứng hàm nhẹ, nổi hạch.
2.1.3. Cận lâm sàng
- X-Quang: phim mặt nhai, chếch nghiêng.
- Sialographie:
Diễn tiến: viêm tấy lan tỏa sàn miệng, có thể tạo đường dò ra ngoài da hay niêm mạc. Nếu không điều trị có thể tiến triển qua dạng mãn tính dần dần làm cho tuyến xơ cứng và mất chức năng.
2.1.4. Chẩn đoán phân biệt
- Abscess sàn miệng do răng( viêm mô tế bào do răng): ống Wharton lành mạnh và không có mủ. Khối sưng sát mặt trong xương hàm dưới, không có rãnh phân chia rõ rệt.
- Viêm hạch : khối sưng ở sát da nhiều hơn, còn viêm tuyến ở sâu hơn.
- Bướu hỗn hợp tuyến nước bọt: không liên quan đến bữa ăn, thường không đau.
2.2. Sỏi tuyến mang tai
2.2.1. Bệnh sử
- Có hiện tượng sưng lên xẹp xuống liên quan đến bữa ăn.
2.2.2. Triệu chứng
- Sỏi thường ở ống Stenon, ít khi sỏi ở trong tuyến.
- Cơn đau sỏi xuất hiện đột ngột khi ăn.
- Tuyến sưng lên rồi xẹp xuống khi nước bọt thoát ra.
- Sờ dọc ống Stenon có thể phát hiện sỏi.
2.2.3. Cận lâm sàng
- Phim Sialographie: thấy dãn ống không đều, một khuyết nhỏ trên đường ống Stenon dãn không đều.
2.2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Bướu tuyến mang tai.
- Viêm hạch.
2.3. Sỏi tuyến dưới lưỡi
- Bệnh sử và triệu chứng giống như sỏi tuyến dưới hàm, với viêm nhiễm vùng sàn miệng.
- Sialographie: sỏi ở ngoài ống Wharton.
2.4. Sỏi tuyến nước bọt phụ Thường gặp ở mặt trong môi.
Thường sỏi nông, dễ chẩn đoán trên lâm sàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét