Xét nghiệm HbA1c, giúp đánh
giá mức glucose
trung bình trong máu trong 2-3 tháng qua. Trước đây, HbA1c không được áp dụng trong chẩn đoán Đái tháo đường mà chủ yếu được sử dụng để theo dõi sự kiểm soát
glucose ở những người điều trị đái tháo đường. Từ năm 2010, Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) đã
chấp nhận xét nghiệm HbA1c như là một trong các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán và sàng lọc đái
tháo đường bên cạnh các xét nghiệm đường huyết. Chỉ có các xét nghiệm HbA1c được
thực hiện từ phòng xét nghiệm được chấp nhận (chuẩn hóa) mới được sử dụng
cho mục đích chẩn đoán hoặc sàng lọc bệnh Đái tháo đường.
CHẨN ĐOÁN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG
Theo ADA dựa vào một trong 4 tiêu
chuẩn sau:
1. HbA1c ≥ 6,5%
Xét nghiệm nên
được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn.
Hoặc:
2.
Đường huyết đói ≥ 126 mg/dl (7.0mmol/l).
Đường
huyết đói được xác định là đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất là 8 giờ
Hoặc:
3.
Đường huyết 2 giờ ≥200mg/dl (11.1mmol/l) khi làm test
dung nạp Glucose.
Test nên được
thực hiện như mô tả của WHO, dùng dung dịch chứa 75 gam glucose.
Hoặc:
4.
Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay
tăng đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên ≥200mg/dl(11.1mmol/l).
(Nếu không có các triệu chứng tăng đường huyết rõ
ràng, thì tiêu chuẩn 1-3 nên được lập lại)
ƯU ĐIỂM CỦA XÉT
NGHIỆM HbA1c:
Thuận tiện là một lợi ích của
các xét nghiệm HbA1c. Bệnh nhân không cần phải nhịn đói hơn 8 giờ (như đối với
xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói) hoặc phải lấy nhiều mẫu máu trong vài
giờ (như đối với test dung nạp Glucose - OGTT).
Các xét nghiệm HbA1c phản ánh
mức trung bình của glucose trong máu trong 2-3 tháng qua.
Các xét nghiệm HbA1c không bị
ảnh hưởng bởi một số điều kiện có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm glucose
máu như: bệnh nhân bị bệnh, đau đớn, hoặc bị stress vào ngày xét nghiệm.
Một ưu điểm khác của xét nghiệm
HbA1c là mẫu máu ổn định và có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng lâu hơn so với
mẫu máu để xét nghiệm glucose.
Hiện tại được sử dụng rộng
rãi để quản lý và hiệu chỉnh theo mục tiêu điều trị cho từng bệnh nhân.
Là xét nghiệm được chuẩn hóa
cao theo DCCT/UKPDS.
HẠN CHẾ CỦA XÉT
NGHIỆM HbA1c:
1- HbA1c không phải là
lựa chọn cho tất cả mọi người.
Xét nghiệm này không nên được
sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường trong một số trường hợp nhất định ảnh
hưởng đến kết quả xét nghiệm HbA1c như:
ü Phụ nữ mang thai.
ü Những người có bệnh thận mãn
tính.
ü Bệnh gan: nghiện rượu,
xơ gan, v.v…
ü Thiếu năng lượng
cấp.
ü Tăng
Triglyceride huyết.
ü Nhiễm độc
chì; nghiện ma túy; sử dụng thuốc: salicylas…
ü Những người bị rối loạn về
máu như thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu vitamin B12, sốt rét và các biến thể hemoglobin
như thalassemia, bệnh hồng cầu hình liềm.
ü Xuất huyết nặng gần đây và
truyền máu gần đây cũng dẫn đến sự thay đổi trong HbA1c.
2- Phương pháp cũng như thiết bị chẩn đoán HbA1c chưa được chuẩn hóa ở
nhiều nơi trên thế giới
Đó là một trong lý do ADA không khuyến cáo việc
đưa xét nghiệm vào tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường cho đến đầu năm 2010.
Từ giá trị của HbA1c, ta có
thể tính ra nồng độ glucose máu trung bình (MBG) theo công thức sau: MBG = 33,3x(HbA1c) – 86
Do đó, nếu chỉ sai số 1%
trong kết quả xét nghiệm HbA1c dẫn đến sai số tương ứng giá trị glucose máu là
33,3 mg/dl.
3- Giá thành của xét nghiệm cao
4- Cuối cùng, nếu sử dụng
tiêu chuẩn HbA1c để chẩn đoán thì số lượng người được chẩn đoán Đái tháo đường
sẽ thấp hơn và tỉ lệ tiền Đái tháo đường sẽ tăng lên khi so với sử dụng xét nghiệm
đường huyết đói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét