Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan có chất béo tích tụ và bị viêm.
Có nhiều lý do gây ra bệnh, nhưng trong trường hợp bệnh không gây ra do uống
rượu thì bệnh có tên là NASH (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu). Bệnh thường phổ
biến hơn ở những người thừa cân, nhưng nguyên nhân cụ thể thì chưa được xác
định.
Gan nhiễm mỡ căn bản là không có hại, nhưng việc kéo dài các
triệu chứng viêm của gan có thể dẫn đến xơ gan và làm giảm chức năng của gan. Gan nhiễm
mỡ có 3 cấp độ: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.
- Gan nhiễm mỡ độ 1: gan nhiễm mỡ độ 1 là tình trạng mỡ chiếm
5-10% tổng trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ độ 1 là gia đoạn đầu của bệnh, vì
vậy thường nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Để điều trị gan nhiễm mỡ độ
1 bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và kết hợp với điều trị
của bác sĩ.
- Gan nhiễm mỡ độ 2: gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn thứ 2 của
bệnh với lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng của gan. Lúc này các mỡ đã lan rộng
ra như mô gan, cơ hoành và giảm các đường bờ của các tĩnh mạch trong gan. Đối
với gan bị nhiễm mỡ độ 2, các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện rõ, vì vậy người
bệnh thường không biết họ bị mắc bệnh. Gan nhiễm mỡ độ 2 vẫn chưa gây nguy hiểm
đến sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành gan
nhiễm mỡ độ 3. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị hoàn toàn gan nhiễm mỡ độ
2.
- Gan nhiễm mỡ độ 3: gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn cuối cùng và
nguy hiểm nhất trong bệnh. Khi đã tiến triển đến giai đoạn này, bệnh rất khó
điều trị và phục hồi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Gan nhiễm mỡ độ 3 có thể
dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan. Các biến chứng này
thường không thể chữa trị được.
Ngoài bệnh tiểu đường, béo phì, nhiễm độc thuốc..., bệnh gan
nhiễm mỡ còn do rượu gây nên. Rượu làm tăng huy động mỡ từ các mô dự trữ và làm
giảm sự oxy hóa axit béo ở ngoài gan, tạo nên các hạt mỡ (triglycerit) gây suy
giảm chức năng gan.
Cơ chế nhiễm mỡ gan do rượu?
Lipid từ thức ăn khi xuống ruột sẽ được hấp thụ dưới dạng axit
béo, glyxerol và monoglyxerin. Hầu hết các axit béo này được chuyến đến gan,
sau đó được este hóa thành triglycerit. Ngoài thức ăn, axit béo cũng được tổng
hợp ở gan từ axetat. Một số axit béo được este hóa, kết hợp với cholesterol tạo
thành photpholipid, hoặc oxy hóa thành CO2 và axeton. Tryglicerit tiếp đó sẽ
liên kết với lipoprotein do gan sản xuất để bài xuất ra khỏi gan. Vì vậy, nhiễm
mỡ ở gan chủ yếu do 3 nguyên nhân: tăng tạo mở ở gan, giảm bài xuất mỡ ra khỏi
gan và tăng huy động mỡ các mô trong cơ thể.
Rượu tác động đến tất các giai đoạn trên:
- Uống rượu làm tăng huy động mỡ từ các mô dự trữ, làm tăng
cacbohydrate và axit glucorophotphat do gan bị giảm chức năng khi uống rượu,
dẫn đến tăng este axit béo, và cuối cùng là tăng tạo tryglicerit.
- Rượu làm giảm oxy hóa axit béo ở ngoài gan. Sự suy giảm chức
năng gan kết hợp với chế độ dinh dưỡng kém ở người uống rượu gây hạn chế quá
trình tổng hợp lipoprotein và ức chế sự thải mỡ ở gan, hậu quả là tăng nhiễm mỡ
ở gan. Tế bào gan có các hốc chứa đầy mỡ sẽ đẩy nhân tế bào lệch về một phía.
- Rượu có thể gây nhiễm mỡ gan cấp tính hoặc mạn tính. Trong
nhiễm mỡ gan cấp tính, bệnh nhân có thể bị đau bụng cấp vùng gan do căng giãn
bào gan. Khi xét nghiệm thấy tăng men transaminase, bilirubin máu, photphatase
kiềm… Một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần.
Nhiễm mỡ gan mạn tính thường phụ thuộc vào mức độ, thời gian
uống rượu và các bệnh lý kèm theo. Khi nhiễm mỡ gan mạn tính, bệnh nhân có thể
chán ăn, chướng bụng, đau tức vùng gan, run tay, loạn thần, xét nghiệm thấy suy
giảm chức năng gan. Siêu âm thấy nhu mô gan tăng âm đều. Tiến triển có thể dẫn
đến viêm gan mãn tính, xơ gan…
Bệnh gan do rượu (ALD) có 3 giai đoạn tổn
thương gan: gan nhiễm mỡ (nhiễm mỡ), viêm gan do rượu (viêm và hoại tử) và xơ
gan do rượu. Tất cả được gây ra bởi uống rượu nặng mãn tính.
Mẫu số chung nguyên nhân phổ biến trong ALD là tình trạng nghiện
rượu nặng, mãn tính. Một mức ngưỡng cho việc uống rượu là khoảng 40 - 80 g/ngày
ở nam giới và 20 - 40g/ngày ở phụ nữ trong 10 đến 12 năm để gây viêm gan do rượu
hoặc xơ gan, mặc dù không xác định lượng tiêu thụ rượu bao nhiêu để tiên lượng
đáng tin cậy sự phát triển của ALD. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc các bệnh
gan cùng tồn tại khác liên quan đến viêm gan C hoặc béo phì, tổn thương gan
liên quan đến rượu có thể xảy ra với mức tiêu thụ rượu thấp hơn nhiều. Nguy cơ
mắc ALD cao gấp 2 đến 3 lần ở bệnh nhân béo phì so với bệnh nhân có BMI bình
thường. Sự tiến triển của xơ hóa ở bệnh nhân mắc ALD nhanh hơn ở những người
hút thuốc. Những hành vi có thể sửa đổi này cung cấp cơ hội phong phú để thay
đổi đáng kể tác động bất lợi của ALD.
Điều trị
Mục tiêu chính của điều trị ở tất cả các bệnh nhân là giảm tổn
thương gan do sử dụng rượu quá mức và ngăn ngừa tiến triển của bệnh gan. Các
mục tiêu điều trị khác là giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng liên
quan đến ALD. Điều quan trọng là các bác sĩ lâm sàng xem xét việc quản lý ALD
liên tục trong thời gian dài bên cạnh việc điều trị các đợt triệu chứng cấp
tính của viêm gan do rượu.
Tầm quan trọng của việc kiêng rượu cần phải được nhấn mạnh liên
tục trong việc quản lý ALD. Việc kiêng hoặc thậm chí giảm lượng rượu tiêu thụ
sẽ cải thiện khả năng sống sót trong ALD, ngay cả khi có xơ gan khi mất bù.
Kiêng rượu làm giảm nhiễm mỡ, xơ hóa và có thể giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế
bào gan. Kiêng rượu cũng đã được chứng minh là có lợi cho sự sống sót chung trong
viêm gan do rượu cấp tính.
Vì béo phì đã được chứng minh là gây ra nhiễm mỡ, viêm gan nhiễm
mỡ và xơ gan, việc giảm cân rất quan trọng ở những bệnh nhân béo phì để làm
chậm tiến triển của ALD
Ngừng hút thuốc có lợi trong việc làm giảm sự tiến triển của
ALD. Ngừng hút thuốc cũng hữu ích trong việc bắt đầu cai nghiện rượu và duy
trì. Ngừng có thể được tạo điều kiện bởi những nỗ lực khiêm tốn như một khuyến
nghị đơn giản của bác sĩ trong quá trình tư vấn thường xuyên với bệnh nhân.
Chế độ dinh dưỡng
Gan
nhiễm mỡ không nên ăn gì?
- Mỡ động vật: Gan nhiễm mỡ cần hạn chế mỡ động vật, để tránh
làm gánh nặng cho gan. Thay vì dùng mỡ động vật, bạn có thể dùng dầu thực vật,
dầu đậu nành, dầu olive,…
- Cholesterol: Cholesterol cao có thể dẫn đến rất nhiều bệnh,
trong đó có gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng
động vật, da động vật, lòng đỏ trứng, v.v.
- Thịt: đặc biệt là thịt
đỏ có chứa nhiều protein sẽ được chuyển hóa ở gan, vì vậy gan phải làm việc
nhiều hơn. Thay vì ăn thịt, bạn hãy ăn nhiều cá sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
- Gia vị cay nóng: một số loại gia vị ảnh hưởng xấu đến gan như
tiêu, ớt, tỏi, gừng, củ riềng, v.v. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những loại gia vị
này khi bị bệnh.
Gan
nhiễm mỡ nên ăn gì
- Rau củ quả: một số loại rau củ quả rất tốt cho tình trạng gan
nhiễm mỡ vì có tác dụng làm giảm cholesterol. Chẳng hạn như ngô, nấm hương, rau
cần, cải xanh, cải cúc, v.v.
- Dầu thực vật: Các loại dầu thực vật có chứa các axit béo không
no, có tác dụng làm giảm cholesterol.
- Cá: cá tươi có khả năng hạn chế cholesterol cũng như củng cố
chức năng gan.
- Hoa atiso: atiso có chứa rất nhiều dinh dưỡng và tốt cho gan.
Nguồn: BMJ Best Practice và Hellobacsi.com