Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TIỀN SẢN GIẬT



Như bài trước đã đề cập đến “Tiền sản giật”. Đây là một tình trạng của thai kỳ được đánh dấu bởi huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau 20 tuần của thai kỳ. Tiền sản giật thường chỉ gây ra tang huyết áp một cách khiêm tốn. Tuy nhiên nếu không điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến nghiêm trọng, biến chứng cho cả mẹ và em bé, thậm chí gây tử vong.
Vậy thì có cách nào để đánh giá được nguy cơ tiền sản giật cho một thai phụ hay không? Quỹ y khoa thai nhi (The Fetal Medicine Foundation-FMF) đã phát triển một ứng dụng để tính toán nguy cơ này
Ứng dụng này cho phép ước lượng nguy cơ của tiền sản giật sớm <32 tuần tuổi, tiền sản giật ở thai <37 tuần và ≥37 tuần bởi sự kết hợp các yếu tố của mẹ và kết quả của nhiều phép đo sinh lý và sinh hóa làm ở các giai đoạn khác nhau trong thai kỳ.
Tính toán nguy cơ được cung cấp cho các nhóm tuổi thai 11 đến 14 tuần 1 ngày, 19 - 24 tuần 6 ngày, 30 - 34 tuần 6 ngày và 35 - 37 tuần 6 ngày.
Các dấu hiệu hữu ích trong ba tháng đầu tiên là MAP (huyết áp trung bình), UTPI (chỉ số xung động mạch tử cung trung bình), PLGF (yếu tố trưởng thành của bánh nhau) và PAPP-A (protein A huyết tương liên quan thai nghén)
Các dấu hiệu hữu ích trong tam cá nguyệt thứ hai là MAP, UTPI, PLGF và SFLT (soluble fms-like tyrosine kinase- được xem như là một protein kháng tạo mạch máu trong huyết thanh)
Các dấu hiệu hữu ích trong tam cá nguyệt thứ ba là MAP, UTPI, PLGF và SFLT.

Ứng dụng này cho phép tính toán các nguy cơ tiền sản giật dựa trên chỉ các yếu tố của người mẹ và kết hợp với bất kỳ của các chỉ dấu sinh học. Các dấu hiệu sinh lý và sinh hóa nên được lấy trong cùng nhóm tuổi thai


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét